Trạm biến áp là một thiết bị tĩnh điện dùng để truyền tải năng lượng, tín hiệu điện xung quanh chiều giữa các mạch điện bằng hiện tượng cảm ứng điện từ. Sở dĩ, trạm biến áp có chức năng là vì nó là nơi đặt máy biến áp cùng các thiết bị phân phối điện khác, từ đó tạo nên một hệ thống truyền tải điện năng hoàn chỉnh có nhiệm vụ cung cấp điện.
Trạm biến áp có cấu tạo cơ bản như thế nào?
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại trạm biến áp với đặc điểm cấu tạo có phần riêng biệt. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có những bộ phận chung cơ bản sau:
- Máy biến áp;
- Hệ thống thanh cái và dao cách ly;
- Hệ thống điện tự dùng;
- Hệ thống chống sét nối đất;
- Khu vực phân phối;
- Khu vực điều hành.
Yêu cầu thiết kế của trạm biến áp
Một trạm biến áp đặt chuẩn cần đáp ứng những yêu cầu sau:
– Đảm bảo chất lượng nguồn điện: xác định trung tâm phụ tải, vị trí đặt trạm sao cho trạm biến áp được đặt ở trung tâm phụ tải để tiết kiệm đường dây, hạn chế sụt áp cũng như tổn hao công suất của mạng điện.
– Chi phí đầu tư: phù hợp, tránh trường hợp lãng phí tài chính.
– Đảm bảo an cho người và tài sản: cần đạt được tính thẩm mỹ, gần mạng lưới điện lực, thiết kế hành lang an toàn điện đường dây. Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản nên xây dựng trạm biến áp ở những vị trí không có khả năng tác động đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt ở đó.
– Cấu trúc của trạm biến áp: cần đảm bảo tính thuận tiện cho quá trình vận hành và sửa chữa.